CÔNG TRÌNH ĐIỆN GIÓ LẠC HÒA

Nguyễn Thị Mai Trang Tác giả Nguyễn Thị Mai Trang 14/12/2023 11 phút đọc

 

∇ TỔNG QUAN CÔNG TRÌNH ĐIỆN GIÓ LẠC HÒA

Nhà máy điện gió Lạc Hòa dự kiến sẽ được xây dựng tại xã Hòa Đông, xã Lạc Hòa, xã Vĩnh Hải, thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng

Diện tích sử dụng đất có thời hạn của Nhà máy điện gió Lạc Hòa khoảng 10.5ha, diện tích dử dụng đất tạm thời của dự án khoảng 9.000ha

Dự án có công suất lắp đặt ước tính là 30.3MW (giai đoạn 1). Nhà máy điện gió Lạc Hòa chịu trách nhiệm sản xuất điện để cung cấp điện cho hệ thống điện quốc gia với sản lượng điện ước tính hàng năm khoảng 112.323MWh.

Điện gió Lạc Hòa
 

Điện gió Lạc Hòa

⇒ CÁC HẠNG MỤC CHÍNH CỦA DỰ ÁN

  • Nâng cấp đường 41 (nâng cấp huyện lộ hiện tại)
  • Xây dựng trạm biến áp
  • Xây dựng nhà vận hành
  • Xây dựng đường giao thông trong khu vực dự án
  • Xây dựng đường dây truyền tải
  • Xây dựng trụ móng và lắp đặt tua-bin gió
  • Xây dựng bến tạm dùng để vận chuyển thiết bị bằng xà lan đến công trường

⇒ CÁC GIAI ĐOẠN CỦA DỰ ÁN CÔNG TRÌNH ĐIỆN GIÓ LẠC HÒA

GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN

Giai đoạn phát triển
 

Giai đoạn phát triển
  • Thu thập và phân tích gói dữ liệu
  • Khảo sát khu vực dự án
  • Đăng ký đầu tư, thực hiện các thủ tục pháp lý, giải phóng mặt bằng
  • Nghiên cứu khả thi (FS) và thiết kế cơ sở
  • Đánh giá tác động môi trường và xã hội (EIA)
  • Thiết kế kỹ thuật
  • Hợp đồng mua bán điện
  • Thu xếp nguồn tài chính

GIAI ĐOẠN XÂY DỰNG

Giai đoạn xây dựng
 

Giai đoạn xây dựng
  • Thi công các hạng mục xây dựng
  • Thi công các hạng mục điện
  • Xây dựng đường dây truyền tải
  • Lắp đặt tuabin

GIAI ĐOẠN VẬN HÀNH

Giai đoạn vận hành
 Giai đoạn vận hành

  • Truyền tải qua đường dây của EVN
  • Giám sát tài nguyên gió ngắn, trung và dài hạn để phát hiện
  • Bảo trì các hạng mục nhà máy điện gió
  • 20-25 năm phát điện

⇒ TIẾN ĐỘ DỰ ÁN

"CÔNG TY CỔ PHẦN AN ĐẠT PHÁT SÀI GÒN" là đơn vị Sản Xuất và Cung Ứng các sản phẩm "Ống Nhựa Xoắn HDPE cho dự án Điện gió Lạc Hòa

Các hoạt động sau đây cho Dự án Nhà máy điện Lạc Hòa đã được hoàn thành hoặc dự kiến triển khai trong giai đoạn từ tháng 8/2019 và đưa nhà máy vào vận hành vào tháng 9/2021, cụ thể:

  • Tháng 8/2019 -> T7/2020: Báo cáo thiết kế cơ sở và nghiên cứu khả thi
  • Tháng 5/2020: Thực hiện hợp đồng tua-bin với Vestas
  • Tháng 4/2020 -> T8/2020: Phê duyệt thiết kế kỹ thuật và bản vẽ thi công
  • Tháng 7/2020 -> T9/2020: Xây dựng cải thiện đường số 41
  • Tháng 8/2020 -> T9/2020: Thi công nâng cấp cầu đưòng, xây dựng đường nội bộ, khu nhà bãi điều hành phục vụ thi công cấp điện nước
  • Tháng 8/2020 -> T6/2021: Xây dựng dự án
  • Tháng 2/2021 -> T7/2021: Vận chuyển và lắp đặt tua-bin gió
  • Tháng 6/2021 -> T8/2021: Thử nghiệm an toàn điện và và đóng điện với EVN
  • Tháng 9/2021: Vận hành nhà máy điện gió

TỔNG MẶT BẰNG DỰ ÁN

Tổng mặt bằng dự án
 

Tổng mặt bằng dự án

SƠ ĐỒ BỐ TRÍ MẶT BẰNG

Sơ đồ bố trí mặt bằng
 

Sơ đồ bố trí mặt bằng

∇ KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT -  QUÁ TRÌNH THU HỒI ĐẤT

  • Diện tích sử dụng đất có thời hạn của nhà máy điện gió Lạc Hòa khoảng 10.5ha
  • Diện tích sử dụng đất tạm thời của dự án khoảng 9.0ha

⇒ Giải phóng mặt mặt

  • Thực hiện thủ tục bồi thường, giải phóng mặt bằng theo các quy định hiện hành của Việt Nam và các thông lệ quốc tế tốt nhất.
  • Dự án xem xét các phương án thiết kế phù hợp để tránh hoặc giảm thiểu các trường hợp phải thu hồi đất, tái định cư, đồng thời cân bằng giữa các chi phí tài chính xã hội, môi trường và lợi ích, đặc biệt chú ý đến các tác động đến người nghèo và các đối tượng dễ bị tổn thương.
  • Dự án chú ý đến việc giảm thiểu các tác động kinh tế và xã hội bất lợi liên quan đến việc thu hồi đất, giải phóng mặt bằng hoặc giới hạn sử dụng đất ở phạm vi phù hợp, bằng cách đảm bảo bồi thường về đất đai, tài sản và đảm bảo thực hiện thu hồi đất, tái định cư trên cơ sở trao đổi, tham vấn và có sự tham gia của những người bị ảnh hưởng.
  • Dự án thiết lập một cơ chế khiếu nại nhất quán sớm nhất có thể, để cho phép những người bị ảnh hưởng nêu lên những kiến nghị về vấn đề bồi thường, tái  định cư một cách kịp thời.

⇒ Dự tính nhu cầu sử dụng đất cho mỗi tua-bin sau khi xây dựng

-  Đường vào rộng 4,5m sau khi xây dựng
- Diện tích đất cần thiết cho mỗi trụ tua-bin là khoảng 0.05ha
- Bất cứ khi nào có thể, Dự án sử dụng những con đường có sẵn thay vì xây dựng những con đường mới
- Tua-bin sẽ được đặt ở khoảng cách an toàn ít nhất 250m từ nhà ở gần nhất

 

Nguyễn Thị Mai Trang
Tác giả Nguyễn Thị Mai Trang MKT
Xây dựng nội dung, hình ảnh và các hoạt động khác nhằm phát triển hình ảnh của Công ty Cổ Phần An Đạt Phát Sài Gòn - Chuyên cung cấp và sản xuất ống nhựa gân xoắn HDPE luồn cáp điện ngầm
Bài viết trước KHU DÂN CƯ HIỆP HÒA

KHU DÂN CƯ HIỆP HÒA

Bài viết tiếp theo

Chúc mừng sinh nhật Quý 1 - An Đạt Phát Sài Gòn

Chúc mừng sinh nhật Quý 1 - An Đạt Phát Sài Gòn
Viết bình luận
Thêm bình luận
Popup image default

Bài viết liên quan

Thông báo